Hỗ trợ
Giảm mỡ máu, mỡ trong gan
Giảm nguy cơ, xơ vữa mạch máu
Điện thoại tư vấn 0888 999 126

Tăng huyết áp

1. Tăng huyết áp là gì?

  • Huyết áp (HA) là áp lực máu lưu thông tác động lên thành mạch máu. Huyết áp tối đa (HA tâm thu) là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp tống máu vào động mạch, Huyết áp tối thiểu (HA tâm trương) là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim giãn ra (giữa 2 lần tim co bóp).
  • Tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg, kiểm tra tốt nhất vào thời điểm buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy.

2. Nguyên nhân gây Tăng huyết áp

Khoảng 90 – 95% các trường hợp Tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân nhưng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh Tăng huyết áp.

* Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được:

  • Mỡ máu
  • Thừa cân và béo phì: người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn
  • Ăn nhiều muối
  • Hút thuốc lá: gây co mạch và tăng Xơ vữa động mạch
  • Uống rượu nặng và thường xuyên
  • Thiếu vận động: cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân, Tăng huyết áp
  • Stress: các căng thẳng trong cuộc sống cũng làm ảnh hưởng tới huyết áp

* Các yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được:

  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi cơ tăng huyết áp hơn người Cancasians
  • Di truyền: nếu bố mẹ hoặc người ruột thịt của bạn bị Tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn
  • Tuổi: tuổi càng cao bạn càng dễ bị tăng huyết áp

* Có khoảng < 10% số người bị Tăng huyết áp tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, các bệnh nhân này được gọi là Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp có căn nguyên). Một số nguyên nhân gây Tăng huyết áp thứ phát gồm có:

  • Các bệnh lý về thận: Viêm cầu thận, Sỏi thận, Hẹp động mạch thận…
  • Nội tiết: Cường tuyến giáp, Cường tuyến yên, U vỏ hoặc tủy thượng thận…
  • Bệnh lý mạch máu và tim: Hở van động mạch chủ, Hẹp eo động mạch chủ, Takayasu…
  • Nhiễm độc thai nghén

3. Dấu hiệu nhận biết:

Hầu hết những bệnh nhân Tăng huyết áp đều không có triệu chứng lâm sàng. Một số ít có triệu chứng choáng váng, hồi hộp hoặc nhức đầu. Nhức đầu thường ở vùng chẩm, vào buổi sáng

4. Hậu quả của Tăng huyết áp

* Biến chứng tim:

  • Cấp tính: phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim cấp…
  • Mạn tính: Dày thành tim trái, Suy vành mạn, Suy tim…

* Biến chứng mạch não:

  • Cấp tính: xuất huyết não, tắc mạch não, tai biến mạch máu não thoáng qua, bệnh não do THA…
  • Mạn tính: Tai biến mạch não, Tai biến mạch não thoáng qua…

* Thận: đái ra máu, đái ra protein, Suy thận…

* Mắt: phù võng mạc, xuất huyết, xuất tiết võng mạc, động mạch võng mạc co nhỏ…

* Biến chứng động mạch: phình bóc tách thành động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên…

5. Phòng và kiểm soát Tăng huyết áp

* Trị số huyết áp mục tiêu

  • Người trên 60 tuổi trở lên: <150/90 mmHg
  • Người dưới 60 tuổi: <140/90 mmHg
  • Người có Đái tháo đường và / hoặc bệnh Thận mãn với bất kỳ tuổi nào: <140/90 mmHg

* Giải pháp:

  • Kiểm soát mỡ máu
  • Giảm cân nặng (để BMI <25kg/m2 hoặc giảm 10% trọng lượng ban đầu của cơ thể.
  • Giảm uống rượu, bỏ thuốc lá, trà, cà phê,…
  • Hạn chế ăn mặn.
  • Ăn nhiều rau, hoa quả, hạn chế mỡ động vật
  • Luyện tập thể dục thường xuyên: 30 phút / lần, 3 lần / tuần
  • Sử dụng hoạt chất sinh học thiên nhiên (GDL-5)
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia
Đặt hàng
0.19107 sec| 1995.977 kb